Hướng dẫn cách xử lý khi gà đá bị tang hiệu quả nhanh chóng

Gà đá bị tang là tình trạng thường thấy sau các trận đá gà. Nếu không xử lý kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy bài viết này của Alo789 sẽ hướng dẫn anh em cách xử lý khi gà đá bị tang cực hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm:

Gà đá bị tang là gì?

Sau khi thi đấu, nếu gà có các vết thương, chấn thương như bầm, sưng tấy, gãy xương, gãy khớp, phù nề, lừ đừ thì được xem là gà đá bị tang hay gà chọi bị tang. Tình trạng này nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe gà, chức năng các cơ quan bị suy giảm, gà có thể không còn khả năng chiến đấu và thậm chí là tử vong nếu quá nặng.

Gà đá bị tang là gì?

Gà đá bị tang là gì?

Hướng dẫn cách xử lý khi gà đá bị tang

Để việc điều trị gà đá bị tang được nhanh chóng và đạt hiệu quả tốt nhất, trước hết anh em phải tìm ra nguyên nhân gà bị tang. Dưới đây chúng tôi đã tổng hợp những nguyên nhân thường gặp và cách xử lý cho từng trường hợp để anh em tiện theo dõi.

Bị dính cựa

Đây là nguyên nhân thường gặp nhất và cũng là trường hợp nặng nhất. Anh em cẩn phải xử lý thật cẩn thận theo các bước sau:

  • Kiểm tra vết thương, dùng tăm bông se nhẹ nhàng để làm sạch những cặn bã do cựa gây ra.
  • Thoa dầu nước xanh trực tiếp lên vết thương.
  • Cho gà đá uống thuốc giảm đau.
  • Vết thương do cựa sắt gây ra rất dễ tụ máu bầm nên anh em cần cho gà uống thuốc tan máu bầm.

Gà bị ói

Anh em thường nhầm lẫn việc gà bị ói do bị tang và do khó tiêu dẫn đến việc điều trị kém hiệu quả. Vì vậy, anh em cần lưu ý nếu sau trận đấu gà ói thì cần súc diều, cho chúng ở nơi kín gió và ẩm, đồng thời uống nước mắm nhĩ để nhanh hồi phục.

Sưng phù đầu

Anh em tiến hạnh vạch mỏ gà bị sưng phù đầu rồi rạch một đường nhỏ khoảng 0.5cm dưới lưỡi để chảy hết máu bầm.

Phần đầu gà bị sưng phù

Phần đầu gà bị sưng phù

Dính cựa ngay mắt

Anh em cần xử lý tương tự trường hợp bị dính cựa nhưng bỏ qua bước thoa dầu nước xanh. Cùng với đó là dùng hoa đu đủ đã chà nát chà sát vào mắt gà để chúng nhanh chóng hồi phục.

Phù chân

Trường hợp này anh em cần kiểm tra xem chân có vết thương hay không rồi dùng tăm hoặc chân nhang se để làm sạch vết thương. Tiếp đó là thoa dầu và cho gà uống thuốc giảm đau.

Gãy xương

Băng bó, kẹp cố định, anh em cũng cần nuôi nhốt chúng cẩn thận trong lồng hẹp, tránh vận động, vỗ cánh làm tình trạng nặng thêm. Ngoài ra để xương nhanh chóng hồi phục anh em nên bổ sung thêm cho chúng canxi dioxin.

Trên đây là một vài nguyên nhân phổ, anh em tham khảo rồi dựa trên tình hình thực tế của chiến kê mà lựa chọn cách xử lý thích hợp. Nếu gặp tình huống khó anh em có thể xin lời khuyên của các sư kê hoặc nhờ sự giúp đỡ từ bác sĩ thú y.

Gà chọi bị gãy xương

Gà chọi bị gãy xương

Một số lưu ý trong quá trình chăm sóc gà đá bị tang

Ngoài những cách xử lý khi gà chọi bị tang phía trên, để gà nhanh chóng hồi phục khỏe mạnh anh em cần phải đảm bảo một số lưu ý quan trọng sau:

  • Đá gà, ra trận là chặng đường lâu dài của mỗi chiến kê, anh em tuyệt đối không vì vài phút nôn nóng hay bị thách thức mà tiến hành vần đòn cho gà, nhất là khi gà vừa mới hồi phục. Nó có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đến gà, dù khỏi cũng không còn mạnh mẽ như xưa.
  • Gà đá bị tang cần có thời gian được nghỉ ngơi, trong giai đoạn này anh em không thực hiện om bóp cho gà, dễ phản tác dụng, gà chậm hồi phục.
  • Chuồng trại nuôi gà bị tang phải được vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên, hạn chế sự xuất hiện của vi khuẩn vì vào giai đoạn này chúng rất dễ nhiễm bệnh, nếu nhiễm thì việc điều trị sẽ khó hơn gấp nhiều lần.
  • Khi gà chọi bị tang anh em cần cho chúng thời gian nghỉ ngơi ở nơi kín gió, nhiệt độ ấm để hồi phục. Tuyệt đối không để chúng nhiễm lạnh sẽ dễ làm vết thương trở nặng hơn.
  • Trường hợp gà bị dính cựa thì không nên cho ăn ngay, phải đến chúng nhịn đói trước rồi ngày sau mới cho ăn. 
  • Với gà đá bị tang, khẩu phần ăn của chúng nên bao gồm rau xanh, cơm trắng cùng các thực phẩm giàu dinh dưỡng như cá để bồi bổ sức khỏe. Dù là thức ăn nào thì dành cho đều phải nấu thật kỹ để tránh trường hợp gà bị tang lại còn khó tiêu.
  • Gà bị gãy cựa, gãy xương nên được bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi.
  • Sau trận đấu có thể gà sẽ bị tổn thương các bộ phận bên trong mà anh em không thể nhìn thấy bằng mắt thường. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” tốt nhất anh em nên cho gà uống nước cua đồng xay để điều trị các vết thương bên trong chúng.
Một vài lưu ý khi chăm sóc gà bị tang

Một vài lưu ý khi chăm sóc gà bị tang

Trên đây là hướng dẫn cách xử lý khi Gà đá bị tang. Lưu ý nếu sau thời gian dài tự chăm sóc và điều trị nhưng gà bị tang không có dấu hiệu thuyên giảm anh em cần phải liên hệ ngay bác sĩ thú y.

Thông tin liên hệ NHACAIALO789 - Đại lý của ALO789 Địa chỉ: 29 Tô Hiến Thành, Phường 13, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh Hotline: 0865.583.113 Email: [email protected]